Giới thiệu

 


PHẠM BÁ KHIỂN LÀ AI?
Anh đơn giản là một giảng viên bình thường nhưng với bản chất đam mê công nghệ, luôn luôn cập nhật kiến thức và cái tâm muốn được chia sẻ, kết nối với tất cả mọi người cùng ứng dụng công nghệ sao cho cuộc sống thêm sáng tạo, tốt đẹp hơn. Anh quan niệm rằng, bản chất của sự thành công của mỗi con người quan trọng nhất là tri thức, cách tư duy tích cực và trải nghiệm thực bấc chấp sợ hãy hay thất bại. Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

Phạm Bá Khiển hiện đang giảng dạy các môn học chuyên ngành thuộc khối ngành kỹ thuật tại khoa Cơ – Điện – Điện tử trường Đại học Công nghệ Tp. HCM (HUTECH). Ngoài công việc giảng dạy tại trường, anh còn tham gia đào tạo các khóa học đào tạo về kỹ thuật thiết kế,  lập trình và vận hành máy gia công cơ khí tự động điều khiển bằng chương trình số (CNC). Đối tác của anh Phạm Bá Khiển là các Trung tâm chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm đào tạo kỹ thuật công nghệ cao. Với kinh nghiệm đào tạo từ năm 2005 cho đến nay, anh đã Training cho hàng nghìn kỹ sư, sinh viên, coaching cho kỹ sư VN đi lao động tại Nhật Bản (chương trình Công ty GA), các doanh nghiệp trong và ngoài nước có nhu cầu đào tạo cho nhân viên kỹ thuật CAD/CAM/CNC v.v… Hiện tại, các kiến thức này rất cần cho một Kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ khí tự động, Cơ điện tử khi ra làm việc.

Không chỉ là lý thuyết suông trên bục giảng, với mong muốn làm sao những ý tưởng ứng dụng công nghệ đi vào cuộc sống, giúp được cho nhiều người đó là mục đích mà Phạm Bá Khiển muốn hướng đến. Dẫu biết rằng có thể tốn rất nhiều công sức, trí tuệ và nhất là kinh phí để chế tạo các máy móc thiết bị bằng đồng lương khiêm tốn nhưng với tin thần đam mê công nghệ, mục đích thành công chỉ để chia sẻ và phục vụ đã giúp anh Phạm Bá Khiển vượt lên tất cả khó khăn. Nhiều thiết bị, máy móc anh Phạm Bá Khiển kết hợp với sinh viên nghiên cứu chế tạo thành công và đạt được nhiều giải thưởng quan trọng.

Với quan niệm “Chỉ có người Thầy dở, không có sinh viên kém”, anh Phạm Bá Khiển cho rằng nếu sinh viên yếu kém thì lỗi trước hết do năng lực giảng dạy của giảng viên chưa đủ để chạm ngưỡng và lôi kéo được sự ham thích học tập mà bất kỳ sinh viên nào cũng có. Anh thường tâm đắc với câu nói của người xưa: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” tức là mỗi khi gặp thất bại, trước tiên hãy tự xem lại mình đã rồi mới đổ tội cho người.


PHẠM BÁ KHIỂN ĐẾN TỪ ĐÂU?

Anh sinh ra và lớn lên tại vùng đất nghèo thuộc huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Nơi có những cánh đồng lúa xanh tươi, bao la bát ngát để anh đi đâu luôn luôn nhớ hoài màu xanh và hương thơm của cây lúa nàng Thơm thân thương. Vùng đất mà từ xưa lắm những người đi mở bờ cõi phương Nam đã lưu truyền câu thành ngữ “Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai…” và vẫn đúng cho đến bây giờ.


Vì hoàn cảnh nào đó, anh sinh ra trong một gia đình để rồi ba mẹ không có duyên để chăm sóc anh. Từ nhỏ đến lớn, anh sống một mình với người Ông Nội và các Cô ruột của mình… anh cứ nghe nhiều người nói rằng “thật không may cho nó… hay tội nghiệp thằng nhỏ…!”  nhưng gây giờ anh cảm thấy đó là một sự may mắn mà vũ trụ đã ban tặng cho chính anh. Anh may mắn vì sống trong cảnh khó khăn, thiếu thốn thời niên thiếu nên đã cho anh ý chí cầu tiến. Anh may mắn sống trong gia đình không giàu, thiếu thốn mọi thứ liên tục kéo đến để anh biết trân quý đồng tiền. Anh may mắn khi được sự dạy dỗ người  ông nghiêm khắc mà tình cảm, được sự cưu mang các Cô trên những cánh đồng nắng cháy da hay mưa dầm để anh có được tính cách chăm chỉ miệt mài khi đã làm bất kỳ việc gì. Anh đã may mắn khi không có ba mẹ bên cạnh để chăm sóc, bù lại sau này anh có người vợ hiền và bé con gái ngoan ngoãn, dễ thương. Anh may mắn vì từ nhỏ anh không có anh em và thường chỉ một mình nhưng giờ đây anh có thật nhiều bạn bè thật tốt xung quanh, những sinh viên thật dễ thương như người em ruột của mình… tất cả điều đó anh nghĩ: “Tất cả là điều tuyệt vời mà vũ trụ ban tặng cho anh”. Và anh tin vào một ngày mới tốt đẹp hơn – dù ngày hôm nay của anh có tồi tệ thế nào đi nữa . Bạn biết không: “Nếu bạn thật tâm, điều diệu kì có thể sẽ đến và cuộc đời vẫn có những kết thúc có hậu của  những câu chuyện cổ tích hiện đại”.

Anh vẫn còn nhớ như in năm 2000, ngày anh trúng tuyển Đại học, anh buồn lắm vì mục tiêu gia đình là anh phải học Trung cấp kỹ thuật Cao Thắng Tp. HCM để làm sao mau mau có tiền và tiền học phí chắt ít hơn!? Nhưng điều không may là anh thi rớt Trung cấp, thậm chí rớt cả kỳ thi tuyển sinh Cao đẳng Công nghiệp 4. Giấy trúng tuyển duy nhất được gởi về nhà do anh thi duy nhất đúng một trường Đại học cho vui là Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM. Anh cất bước rời quê hương lên Sài Gòn để thực hiện ước mơ.

Suốt gần 5 năm ở giảng đường Đại học, ông Nội và các Cô chu cấp học phí cho việc học chủ yểu từ đồng ruộng lúa dưới quê, lúc ấy gia đình rơi vào cảnh khó khăn lắm. Với quyết tâm phấn đấu học tập, từ cậu bé thời cấp 2&3 luôn đứng thứ hạn gần kề chót lớp, nhưng lên Đại học, học kỳ nào cũng may nắm nhận học bổng trợ cấp cho sinh viên tiên tiến của trường hàng tháng.  Đấy là một phần thu nhập thời sinh viên của anh ấy, anh cũng kiếm ít tiền nhờ công việc đi dạy kèm tại nhà, chủ nhật thì đi phục vụ nhà hàng… đó là những trải nghiệm tuyệt vời của thời sinh viên mà anh nhớ mãi. Ngoài ra, anh còn nhận được các học bổng của ca sĩ Cẩm Ly chương trình “Vòng quanh Ký túc xá” để hỗ trợ sinh viên khó khăn vượt khó. Cuối năm thứ 3, anh được công ty nước ngoài tài trợ học bổng hàng tháng cho đến khi ra anh ra trường vì thành tích học tập cho sinh viên hoàn cảnh khó khăn. Thật ra, có nhiều bạn gỏi và khó khăn hơn anh ấy nhiều, đó chỉ là một sự may mắn nhất thời thôi và anh ấy nghĩ cần phấn đấu hơn nữa làm hành trang cho những thành công sau này.

Sau khi tốt nghiệp ra trường, anh trở về làm việc tại Công ty nước ngoài đã tài trợ học bổng cho anh. Thời gian đó, anh  ấy quyết định thi Cao học để học tiếp lên, cũng lại may mắn mỉm cười với anh ấy và anh tiếp tục theo đuổi việc học Thạc sỹ Kỹ thuật. Thời điểm ấy khó khăn lắm, vì anh ấy phải nghỉ đi làm do thời gian học chính quy. Mơ ước của anh làm sao mua được cái máy tính để bàn chỉ để phục vụ cho việc học, nhưng đó là thực tế vô cùng khó khăn đối với anh ấy thời điểm đó. Mọi lo lắng, lo âu cũng vơi nhẹ đi khi có người Thầy rất tốt đã cho anh ấy ở trong nhà  miễn phí hoàn toàn, với mứt lương đủ để đi học và ăn uống. Anh ấy được phụ trách Training về mãng Kỹ thuật CAD/CAM/CNC tại trung tâm riêng của Thầy. Tại đây anh ấy có điều kiện được cập nhật liên tục những kiến thức về thiết kế và chế tạo máy móc.

Dù những khó khăn nối tiếp cũng không làm anh ấy dừng bước, thời điểm ấy nhiều bạn bè cùng trang lứa làm lương cao lắm, gấp cả chục lần lương anh ấy nhưng anh quyết định đã làm việc gì phải làm đến cùng. Trong thời anh ấy cũng được hỗ trợ học bổng Odon Vallet cho học viên cao học trong phát triển nghiên cứu.  Nhưng đáng quý và quan trọng hơn hết là những kinh nghiệm mà các Kỹ sư thiết kế và sản xuất đang làm ở các công ty sản xuất cơ khí theo học ở Trung tâm của người Thầy. Chính họ đã dạy ngược lại những kinh nghiệm và trao cho anh ấy nhiều kiến thức mới thực tế mà ghế nhà trường không bao giờ đào tạo được. Anh ấy nhận ra rằng Hãy chia sẻ và cho đi những hiểu biết một cách nhiệt tình chân thật, chắt chắn anh sẽ nhận lại điều đó nhiều hơn giá trị cho đi nữa”

Sau khi tốt nghiệp Thạc sỹ, trước khi về trường Đại học Công nghệ Tp.HCM giảng dạy anh cũng làm chuyên viên nghiên cứu suốt 2 năm cho Viện Khoa học & Công nghệ tính toán trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM. Tại đây, dù với mứt lương cực kỳ khiêm tốn của nghiên cứu viên khoa học, bản thân anh ấy đã được học nhiều kinh nghiệm về quản lý, cách xắp sếp điều hành công việc và học hỏi nhiều về kỹ thuật tính toán CFD, CAE hiện đại trên thế giới hiện nay. Những kiến thức ấy sẽ rất hữu ích trong công việc giảng dạy, nghiên cứu và kinh doanh của anh ấy trong tương lai.


TÔI HỌC TẬP KINH NGHIỆM TỪ NHỮNG NGƯỜI THÀNH

 CÔNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC!

Tôi nhận thấy một điều nghịch lý rằng tại sau những người có trình độ kiến thức cao, nhưng tại sau họ vẫn sống

 một cuộc sống có phần vất vả, thậm chí xã hội thường quan niệm rằng theo nghề giáo thì hiển nhiên là nghèo! Và tôi

 cũng không phải là trường hợp ngoại lệ các bạn ạ! Nhìn lại bạn bè tôi, tôi là người có mứt thu nhập khiêm tốn nhất!

 Tại sao như vậy? Chắt có điều gì đó nhầm lẫn trong suy nghĩ của tôi? Tôi không muốn mình có những tư duy tiêu cực

 như vậy! Phải giải bài toán này cho bằng được để tìm đáp số – bây giờ và mai sau tôi đang giải toán cuộc đời tôi từng

 ngày. Tôi muốn thay đổi đáp số!

Tôi rất khâm phục những người thành công và giàu có. Trong tâm thức tôi luôn cháy bỏng khát khao thành công và

 giàu có. Nhưng  tôi cũng không biết phải bắt đầu từ đâu và phải làm gì đi đây nữa!




Tôi nghĩ đó là một nhân duyên khi một người bạn đồng nghiệp của tôi cho tôi giới thiệu tôi một số khóa học về thay đổi tư duy, thực hiện ước mơ làm chủ. Tôi ý thức được rằng mình muốn thành công thì phải đi học hỏi kinh nghiệm từ những người thành công, mình muốn thịnh vượng và tự do tài chính thì phải học cách suy nghĩ của những người giàu có.

Tôi quyết định để dành số tiền ích ỏi từ đồng lương hàng tháng để tham gia khóa học tập, chia sẻ của chính những người thành công giàu có trong nước và trên thế giới giảng dạy. Từ đó tôi mới nhận ra sự khác biệt trong tư duy của tôi và tư duy của người thành công, người giàu . Tôi ngộ ra rằng nếu tôi không thay đổi tư duy tôi tôi sẽ chẳng bao giờ thành công được cho dù là công việc nhỏ nhất.

Nhưng có thể nói, điểm móc quan trọng trong cuộc đời tôi tới thời điểm này là tôi được biết đến trường Học Làm Chủ Be Training – anh Nguyễn Thái Duy đã khơi gợi tôi biết cách mang giá trị đến cho khách hàng từ những kinh nghiệm của mình cũng như là từ mối quan hệ có đượcAnh Nguyễn Quang Ngọc – CEO của Cơn Bão Triệu Phú đã  đào tạo về tư duy Làm Giàu và Phát triển bản thân. Ông Christopher Howard – Bậc thầy về NLP công cụ để lập trình ngôn ngữ tư duy. Ông Rob Riopel nhà đào tạo hàng đầu về Tư duy Triệu phú học trò của Harv Eker tác giả cuốn sách bán chạy nhất “Bí mật tư duy triệu phú”… tất cả họ đã truyền cho tôi một năng lượng và sức mạnh tin thần để vượt qua thử thách mới trong tương lai.

Tôi quan niệm rằng: “Học hỏi là tốt nhưng không phải là tất cả, vấn để là phải hành động thì mới thành công được”.

NHỮNG SẢN PHẨM MÀ TÔI ĐANG HOẠT ĐỘNG KINH

 DOANH  

1. THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO CÁC LOẠI MÁY MÓC TỰ ĐỘNG

Mình đã và đang nghiên cứu chế tạo các sản phẩm công nghệ phụ vụ nhu cầu doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam. Vì mình sinh ra ở vùng đất nông nghiệp nên mình sẽ chú trọng nghiên cứu nhiều đến các thiết bị liên quan đến nông nghiệp, cơ giới hóa và tự động cho các nhà nông đỡ vất vả hơn, năng suất phải cao hơn.

  NHỮNG THÀNH TỰU NHỎ BƯỚC ĐẦU TỰ NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO

 THÀNH CÔNG VÀ ĐƯA VÀO ỨNG DỤNG:

 – Máy Router CNC: Điêu khắc trên gỗ hoa văn, phù điêu, sử dụng máy tính điều khiển máy bằng ngôn ngữ G-code
 từ các phần mềm CAD/CAM xuất ra. Sản phẩm đạt giải Nhì trong “Hội thi Sáng tạo trẻ” do Thành đoàn Sở khoa học
 Công nghệ Tp. HCM, các sản phẩm đã đưa vào thương mại hóa từ năm 2010.